SWIFT

Từ điển

SWIFT là gì?

...

SWIFT là viết tắt của Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication - Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế.

SWIFT

💡

SWIFT là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên thế giới.

Hệ thống này thành lập năm 1973 để thay thế điện tín và được sử dụng bởi hơn 11.000 tổ chức tài chính để gửi tin nhắn, lệnh thanh toán bảo mật.

Hiện nay không có kênh nào thay thế SWIFT được chấp nhận trên toàn cầu, do đó SWIFT có vai trò thiết yếu với tài chính thế giới.

SWIFT là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên thế giới. SWIFT giúp các ngân hàng thành viên chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin. Mỗi thành viên được cấp một mã giao dịch gọi là “SWIFT code”. Các thành viên trao đổi thông tin, chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message - là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch.

Hiện nay không có kênh nào thay thế SWIFT được chấp nhận trên toàn cầu, do đó SWIFT có vai trò thiết yếu với tài chính thế giới.

Để trở thành thành viên của SWIFT, các ngân hàng và tổ chức tài chính phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện; bao gồm các văn bản theo yêu cầu của SWIFT và hệ thống kết nối phổ biến nhất.

SWIFT ra đời như thế nào?

Trước SWIFT, Telex  là phương tiện xác nhận tin nhắn chuyển tiền quốc tế duy nhất. Tuy nhiên, Telex có nhiều nhược điểm như tốc độ thấp, vấn đề về bảo mật và định dạng tin nhắn miễn phí. Nói cách khác, Telex không có một hệ thống mã thống nhất như SWIFT để đặt tên cho các ngân hàng và mô tả các giao dịch. Người gửi Telex phải mô tả lại nội dung mọi giao dịch, sau đó người nhận sẽ phải diễn giải và thực hiện. Điều này dễ dẫn đến lỗi và tốn kém thời gian để xử lý.

Để giải quyết những vấn đề này, hệ thống SWIFT đã được thành lập vào năm 1973. Sáu ngân hàng quốc tế lớn đã thành lập một hiệp hội để vận hành một mạng lưới toàn cầu nhằm chuyển các dữ liệu tài chính một cách an toàn và kịp thời.

SWIFT và các biện pháp trừng phạt

Sự thống trị của SWIFT với hệ thống thanh toán quốc tế đã khiến nó trở thành một trọng điểm đáng chú ý trong địa chính trị. Năm 2012, Liên minh châu Âu đã trừng phạt các ngân hàng ở Iran, ngắt kết nối các ngân hàng này khỏi hệ thống SWIFT. Vào tháng 2 năm 2022, các nhà lãnh đạo ở Mỹ và EU đã đồng ý loại bỏ một số ngân hàng ở Nga khỏi SWIFT.

SWIFT Code

Mã SWIFT còn được gọi là BIC, viết tắt của Business Identifier Codes. Đây là một mã định danh giúp bạn nhận diện được ngân hàng đó nằm ở vị trí nào, thuộc quốc gia nào trên thế giới. Thông thường, mã SWIFT chỉ cần thiết khi thực hiện giao dịch quốc tế, còn đối với giao dịch trong nước thì không cần.

Mã SWIFT thường có 8 hoặc 11 ký tự, mỗi ký tự có một ý nghĩa khác nhau như tên quốc gia, tên ngân hàng, mã chi nhánh,…

Một mã SWIFT hoàn chỉnh có dạng AAAABBCCDDD, trong đó:

  • AAAA: Là ký tự viết tắt tên ngân hàng bằng tiếng Anh. Đây là đặc điểm để nhận dạng các ngân hàng và tổ chức tài chính với nhau. Ở vị trí này chỉ được dùng ký tự là chữ cái từ A đến Z và không cho phép sử dụng số.
  • BB: Là ký tự viết tắt quốc gia của ngân hàng bằng tiếng Anh. Đối với các ngân hàng tại Việt Nam thì 2 ký tự này luôn là VN.
  • CC: Là mã địa phương. Mã này thường được phép dùng cả chữ và số. Mã CC thường được quy định là VX.
  • DDD: Là mã chi nhánh ngân hàng tham gia. Mã này được phép sử dụng cả số lẫn chữ. Tuy vậy ở Việt Nam khách hàng không cần quan tâm đến 3 ký tự này.

Ví dụ: Mã SWIFT của ngân hàng Bản Việt sẽ là VCBCVNVX hoặc VCBCVNVXXXX, trong đó:

  • VCBC: Viết tắt tên tiếng Anh của ngân hàng VietCapital – Ngân hàng TMCP Bản Việt (VIET CAPITAL COMMERCIAL JOINT STOCK BANK).
  • VN: Là ngân hàng tại Việt Nam.
  • VX: Mã nhận diện địa phương.
  • XXX: XXX là không bắt buộc. Tùy vào ngân hàng của người gửi hoặc người nhận, khách hàng có thể không cần thêm 3 ký tự này.

Câu hỏi thường gặp

Q: Điều gì sẽ xảy ra nếu một quốc gia bị loại khỏi SWIFT?

A: Nếu bị bị loại khỏi SWIFT, các ngân hàng sẽ khó thực hiện chuyển tiền đến và đi từ quốc gia này. Điều này sẽ gây ra một cuộc biến động tiền tệ lớn và sẽ là một cú sốc với các công ty trong nước có hoạt động giao thương với các quốc gia khác.

Việc SWIFT loại bỏ một quốc gia đã có tiền lệ. SWIFT từng ngừng cung cấp dịch vụ tới các ngân hàng Iran vào năm 2012 sau khi quốc gia này chịu lệnh cấm vận liên quan đến chương trình hạt nhân của Châu Âu. Iran mất gần một nửa doanh thu xuất khẩu dầu và 30% hoạt động ngoại thương sau đó.

Q: Các ngân hàng đều có SWIFT code?

A: Không phải tất cả các ngân hàng đều có SWIFT code. Các ngân hàng không bắt buộc phải tham gia vào hệ thống SWIFT nếu như không có như cầu nhận hoặc chuyển tiền quốc tế.