MT/giây so với MHz: Một cách thức đo lường tốc độ bộ nhớ chính xác hơn - Kingston Technology

Admin
Sự ra đời của bộ nhớ SDRAM DDR (tốc độ dữ liệu gấp đôi) vào đầu những năm 2000 đã đánh dấu hiệu quả tăng gấp đôi số lần truyền dữ liệu mỗi chu kỳ xung nhịp (Hz), khiến cho việc dùng “MHz” để đo tốc độ bộ nhớ đã không còn chính xác nữa. MT/giây thể hiện chính xác tốc độ của bộ nhớ DDR.

MHz là gì?

MHz là từ viết tắt của Megahertz, mang nghĩa một triệu chu kỳ mỗi giây hay một triệu hertz (106 Hz). Đơn vị đo tần số này thuộc Hệ đo lường quốc tế và được dùng trong điện toán để chỉ tốc độ dữ liệu di chuyển trong và giữa các cấu phần.

Vào thời điểm công nghệ SDRAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ) ra mắt hồi cuối những năm 1990, tốc độ truyền dữ liệu khi đó được đo lường đồng bộ với xung nhịp của bo mạch chủ, với số lần truyền dữ liệu diễn ra ở sườn lên của chu kỳ xung nhịp. Khi đo lường hiệu suất của bộ nhớ SDRAM, con số 100MHz chỉ 100 x 106 lượt truyền dữ liệu mỗi chu kỳ xung nhịp.

Vào đầu những năm 2000, bộ nhớ SDRAM DDR (tốc độ dữ liệu gấp đôi) đã ra đời. Công nghệ bộ nhớ này đã nâng số lần truyền dữ liệu mỗi chu kỳ xung nhịp lên gấp đôi, số lần truyền này diễn ra ở cả sườn lên và xuống của chu kỳ.

Tuy nhiên, đơn vị đo lường lại không thay đổi. Với tốc độ xung nhịp là 100MHz, DDR đã tăng gấp đôi tốc độ dữ liệu hiệu dụng với tốc độ 200 triệu lần truyền dữ liệu mỗi chu kỳ xung nhịp. Do đó, từ lâu chúng ta đã rất cần một đơn vị mới để mô tả tốc độ này chính xác hơn.

MT/giây là gì?

MT/giây là viết tắt của "triệu lần truyền dữ liệu mỗi giây". Đây là đơn vị đo lường chính xác hơn cho tốc độ dữ liệu hiệu dụng của bộ nhớ SDRAM DDR trong điện toán. MT/giây viết tắt cho Megatransfers (hay triệu lần truyền) mỗi giây.

SDRAM
Xung nhịp: 100MHz
Tốc độ truyền: 100MT/giây
Băng thông: 800MB/giây

SDRAM DDR
Xung nhịp: 100MHz
Tốc độ truyền: 200MT/giây
Băng thông: 1600MB/giây

Một biểu đồ so sánh dữ liệu giữa SDRAM và SDRAM DDR, thể hiện những vị trí diễn ra việc truyền dữ liệu trên chu kỳ xung nhịp